[Chương 1] Tư duy nhanh và chậm - sơ lược các điểm cần nắm cho UX Designer
Bí mật về cách chúng ta cảm nhận thế giới
Về cơ bản chúng ta cảm nhận thế giới bằng 2 hệ thống
hệ thống 1: nghĩ nhanh, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức.
hệ thống 2: nghĩ chậm, nỗ lực logic tính toán và ý thức
Vài nét về cuốn sách
ở cuốn sách này tác giả sẽ giải thích về cách chúng ta suy nghĩ với 2 hệ thống
những điểm yếu và sai lầm của tư duy nghĩ nhanh của hệ thống 1 trong thực tế
Tất cả các luận điểm đều được chứng minh qua các nghiên cứu thực tế
Ví dụ 1
Con người thường bị chi phối bởi những con số lớn ví dụ như, có 1 phương pháp
A: có tỉ lệ tử vong 10%
B: có tỉ lệ sống sót 90%
Đa phần chúng ta sẽ chọn B. => đây được gọi là hiệu ứng khung (framing effect).
Ví dụ 2
chúng ta thường đánh giá 1 hiện tượng hoặc sự vật dựa theo kinh nghiệm gần đây
chúng ta biết về nó chứ không phải toàn bộ quá trình của sự vật đó.
hoặc có 1 ca sĩ nào đó hát không đạt trong giai đoạn đầu của bài hát nhưng phần
sau của bài hát được vũ đạo rất tối và khiến khán giả hài lòng thì khán giả sẽ
vẫn đánh giá đó là 1 trải nghiệm tốt
hoặc 1 nhà khoa học đạt giải lớn nào đó và mọi người nghĩ anh ta củng giỏi
trong các lĩnh vực còn lại đó là hiệu ứng hào quang (halo effect)
đây là 1 trong các ví dụ thú vị được đề cập trong cuốn sách này.
Cuốn sách này sẽ cho bạn các cách nhìn và sui nghĩ thấu đáo hơn trong các lĩnh vực
Và UX Design củng nằm trong đó.
Mục lục

Mở đầu
Hãy tới với ví dụ sau
"1 cậu bé nhút nhát thích sự gọn gàng và ngăn nắp, cậu ấy luôn muốn mọi thứ tuân theo ý của cậu ấy"
A: cậu ấy sẽ thành 1 thủ thư
B: cậu ấy sẽ thành 1 nông dân
Đa số mọi người sẽ chọn A một thủ thư, dựa vào các liên tưởng nhanh chóng của bộ não
hoặc theo các mặc định trong sui nghĩ để đưa ra đáp án
Chúng ta chỉ dùng trực giác mà không có bất kỳ cơ sở nào về số liệu thống kê nào
ở ví dụ trên, trong cuộc khảo sát ở nước Mỹ số người là Nam giới làm nông dân nhiều gấp
20 lần so với số nam giới làm thủ thư nên số người gọn gàng và ngăn nắp ngồi sau
máy cày sẽ nhiều hơn là thủ thư.
Nhưng tuyệt nhiên mọi người vẫn gạt các con số đó ra 1 bên và tin vào sui nghĩ của mình
họ biến sự tương đồng thành 1 sui nghĩ đơn giản hoá để quyết định 1 câu hỏi khó.
=> sự phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân là nguyên nhân chính dẫn tới sự sai lệch trong phỏng đoán.
hoặc sự ngoại tình của 1 chính trị gia nhiều hơn 1 bác sĩ bình thường, tại sao lại như vậy?
chỉ là các chính tri gia được cánh nhà báo soi mói nhiều hơn thôi, tỉ lệ này chúng ta dựa vào
trí nhớ số lần chúng ta thấy 1 chính trị gia ngoại tình trên báo nhiều hơn 1 bác sĩ.
Trực giác: cách mà chúng ta đưa ra quyết định
có những người có trực giác rất tốt họ có thể đoán được người phía trước quẹo phải hay trái
hay người lính cứu hoả có thể cảm nhận được nguy hiểm trước đó cả chục phút.
cánh sát nhận ra kẻ thủ ác trong đám đông… họ là chuyên gia nên mới có được trực giác tốt?
Không chỉ đơn giản họ hay bộ não của họ được tiếp xúc nhiều với các hoàn cảnh đó
nên não bộ phản ứng nhanh hơn những người khác. Anh xe ôm xe đoán được bạn quẹo trái
trong khi bạn xi nhan phải vì họ di chuyển nhiều hơn trên đường…
Bạn là 1 designer bạn thấy 1 thiết kế tồi, khi ai đó hỏi bạn làm sao để sửa cho đẹp nhỉ?
ngay lập tức bộ não trực giác của bạn sẽ hoạt động 100% công suất để đưa ra giải pháp
Các quyết định hằng ngày bạn đều sử dụng trực giác, đôi lúc nó hiệu quả.
Nhưng có những lúc trực giác không cho bạn kết quả nào, đây là lúc bộ não chuyển qua
tư duy chậm rãi hơn logic hơn, tốn nhiều nỗ lực hơn.
Được rồi về cơ bản chúng ta giải thích và nghiên cứu về cơ chế 1 và sự ảnh hưởng của nó
tới cơ chế thứ 2.
Chương 1
Những nhân vật chính
Hãy nhìn vào hình dưới đây

Khi nhìn vào hình ảnh này chúng ta sẽ nhanh chóng xác định
đây là 1 phụ nữ tóc đen khoảng 25 tới 40 tuổi cô ấy đang la hét
sắp tới cô ấy có thể hét hoặc nói những lời khó nghe.
Trong 1 tích tắc não bộ của bạn đã xác định các yếu tố này
và tiên đoán những điều trong tương lại 1 các tự động và trong
tích tắc đây là cơ chế suy nghĩ nhanh
Hãy tới với ví dụ 2
24x17
nhìn vào chúng ta có thể nhận ra đây là một phép tính nhân
chúng ta có thể làm nó bằng máy tính hay giấy bút, nhưng
chúng ta gặp khó khăn khi tính kết quả chính xác trong tích
tắc này. Bây giờ bạn quyết định có nên thực hiện phép nhân này không
tiếp theo nếu bạn thực hiện phép nhân não bộ sẽ chuyển sang cơ
chế thứ 2 đó là suy nghĩ chậm, vận dụng toàn bộ sức lực của não bộ
cơ thể để thực hiện phép nhân này
=> Hệ thống 1: tự động mau lẹ, không cần sự cố gắng, không tự động kiểm soát
Hệ thống 2: cần tập trung sự chú ý đối với các hoạt động tư duy như tính toán
Hệ thống 2 gắn liền với kinh nghiệm chủ quan, sự lựa chọn và tập trung vào chủ thể
Chúng ta thường ngộ nhân khi nói về bản thân là hệ thống 2
là người có ý thức & duy lý, có đức tin, tư duy logic và luôn nghĩ
chín chắn khi đưa ra quyết định trong cuộc sống.
nhưng thực tế Hệ thống 1 mới là người hùng trong cuộc sống.
Hệ thống 1 đôi lúc đưa ra các quyết định hay ý tưởng từ những
giữ kiện phức tạp đáng kinh ngạc, nhưng hệ thống 2 mới có khả
năng hoàn thiện sắp xếp lại các ý tưởng đó.
chúng ta có thể coi 2 hệ thống này là 2 nhân vật
Ví dụ về các hoạt động của hệ thống 1.
phát hiện ô tô đang cách xa hay gần xe máy
định hướng xem mẹ gọi mình từ hướng nào
hoàn thành câu "I love …"
nhăn mặt khi xem 1 bức ảnh tởm lợm
nhận ra sự thù địch trong 1 dọng nói
trả lời câu 1+1=?
đọc chữ trên biển quảng cáo lớn
lái xe trên 1 con đường vắn
đi 1 nước cờ đỉnh kout (chi xuất hiện với người lành nghề)
hiểu nghĩa của những câu đơn giản
nhận ra "những người gọn gàng và hiền lành" thuộc nghề nào.
Về cơ bản Hệ thống 1 là tự động chúng ta không thể ngăn cản việc
mình biết 1+1=2.
Ví dụ về các hoạt động của hệ thống 2.
dỏng tai lên đợi tiếng hô "chạy" của trọng tài
tập trung xem các chú hề đang làm Hề
tập trung nghe tiếng của 1 người quan trọng trong đám đông ồn ào
tìm 1 người phụ nữ có mái tóc vàng
nhớ lại tên 1 bài hát
duy trì tốc độ đi bộ nhanh hơn bình thường
đếm số lần xuất hiện của chữ cái A trong 1 cuốn sách
cho ai đó số của bạn
đậu xe vào chỗ hẹp (trừ mấy ông làm ở Gara mấy ổng đỉnh v~ chắc là hệ thống 1)
so sánh cấu hình của 2 cái máy tính
điền tờ khai
kiểm tra tính hợp lý của 1 hoạt động logic phức tạp
Hệ thống 2 đòi hỏi sự tập trung, nếu bạn không tập trung thì kết quả sẽ rất kém
hoặc tệ hại
Hệ thống 2 có khả năng thay đổi cách hoạt động của hệ thống 1
ví dụ như lúc bạn tới đón 1 người bạn ở xa tới trong 1 khu đông đúc
thì bạn sẽ dựa vào hệ thống 2 để tìm điểm nổi bật là mái tóc màu đỏ
để hệ thống 1 xác định trong đám đông 1 cách dễ dàng
bạn củng không thể tập trung sự chú ý vào 2 đối tượng không liên quan
hay tương tác qua lại với nhau ví dụ như thực hiện phép tính 24x27 và rẽ trái
trái ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.
tất cả chúng ta đều nhận ra sự chú ý có sự hạn chế
thế nên lúc tài xế chuẩn bị vượt xe tải chúng ta thường im lặng
để tài xế có thể tập trung
Chúng ta lúc tập trung cao độ sẽ gần như đui mù với những thứ xung quanh
ngay cả đối với các tác nhân thường gây mất tập trung.
Hãy tìm hiểu thí nghiệm chú khỉ đột vô hình
Hằng ngày hệ thống 1 và 2 hoạt động cùng nhau 1 cách nhuần nhuyễn
hệ thống 1 sẽ phát ra các tín hiệu tới hệ thống 2 hệ thống 2 hoạt động
ở trạng thái ít sự nỗ lực sẽ xác nhận các tín hiệu đó và chuyển thành
hành động.
nhưng đối với các trường hợp hệ thống 1 gặp khó khăn hoặc gặp các
tình huống khó hoặc khác với thế giới quan, thì hệ thống 2 sẽ tham gia
đưa ra các sui nghĩ logic hơn.
hằng ngày 2 hệ thống này hoạt động rất hiệu quả mà không cần quá nhiều
sự nỗ lực của con người, có 1 hạn chế là hệ thống 1 không thể bị tắt đi
thế nên đôi lúc hệ thống 1 sẽ gặp lỗi hệ thống cho các thông tin đầu vào
dẫn tới hệ thống 2 nhận định sai và đưa ra kết quả sai. Hoặc hệ thống 1
tự động đọc các thông tin trên biển quảng cáo gây mất tập trung
Mâu thuẫn
chúng ta nhận nhiều thông tin từ hệ thống 1 nên đôi lúc nó sẽ không hợp lý
ví dụ nhu bạn đang đọc sách và thấy 1 cố gái xinh đẹp, hệ thống 1 sẽ làm gián đoạn
quá trình đọc sách bạn sẽ chẳng hiểu gì ngay sau đó và phải đọc lại. Nên đôi lúc
hệ thống 2 phải vượt qua những thôi thúc của hệ thống 1, nói cách khác hệ thống 2
là phần tự nhủ trong chúng ta
Ảo giác

hãy nhìn hình ảnh trên rõ ràng là đoạn thằng phía trên dài hơn đoạn phía dưới.
nhưng trong thực tế thì chúng bằng nhau, hãy dùng thước đo lại xem.
Bây giờ thông tin 2 đoạn thẳng bằng nhau đã được xử lý bởi hệ thống 2
bây giờ bạn bắt buộc phải tin là chúng bằng nhau, nhưng hệ thống 1 vẫn
hoạt động để chống lại điều đó, vì nhìn qua thì chúng không bằng nhau.
ảo giác xuất hiện ở nhiều loại khác nhau không chỉ là hình ảnh mà còn là cảm xúc
hay nhận định.
Ví dụ: có 1 bệnh nhân tâm thần tới gặp 1 bác sĩ tâm lý anh ta liên tục kể về
sự sai lầm của các bác sĩ khác khi phán đoán về anh ta, và anh ta cảm thấy
chỉ có vị bác sĩ này mới có thể đồng cảm và đưa ra các kết quả đúng về anh ta.
vị bác sĩ đó ngay lập tức ngừng chữa trị cho bệnh nhân này và tống anh ta khỏi đó.
bởi vì ở đây bác sĩ đã nhận ra sự ảo giác trong tâm lý, khi nghe anh ta kể về các bác sĩ
khác đã sai như nào và tạo ra sự cảm thông sau đó tâm lý của bác sĩ sẽ bị ảnh hưởng
và không thể đưa ra quết định chính xác giống như việc gắn mũi tên vào 2 đường thẳng
phía trên vậy chúng ta không thể ngừng tin là 2 đoàn thẳng đó khác nhau, mặc dù đã
được chứng minh trong thực tế.
được rồi đây chỉ mới là sơ lược chúng ta sẽ bàn rõ ràng hơn về sau, vậy chúng ta có thể
chống lại sự hấp dẫn đó không (các quyết định của hệ thống 1 tạo ra sự nhầm lẫn)
vì hệ thống 1 không thể dừng lại chủ động được thế nên rất khó mặc dù hệ thống 2 đã
có các bằng chứng chứng minh là hệ thống 1 sai, nhưng việc thay thế hệ thống 1 bằng cách
luôn đưa ra sui nghĩ bằng hệ thống 2 lại không tốt trong thực tế. Còn nữa tốc độ của hệ thống
2 củng không thể đáp ứng được.
=> cuốn sách này sẽ nêu cho các bạn cách nhận ra các điểm sai đó chứ không thay thế cách suy nghĩ của hệ thống.

Chia sẻ lên mạng xã hội
Xem thêm
Copyright 2023,
Designed by Baus