Back

Design thinking & 5 giai đoạn cần nắm vững

Chien Pham

Designer

Chien Pham

Designer

Design thinking là gì?

Đây là phương pháp có thể nói là nổi tiếng nhất mà các Designer nên biết
để có thể tối ưu quy trình & đưa ra giải pháp đúng với nhu cầu người dùng

Design thinking tiếp cận giải pháp từ các vấn đề, nó rất hiệu quả khi
giải quyết các vấn đề phức tạp

Design thinking giúp thấu hiểu người dùng, điều chỉnh vấn đề, tạo ra ý tưởng,
triển khai & kiểm tra. Áp dụng tốt nó tư duy giải quyết vấn đề của bạn sẽ được
cải thiện rõ rệt.

Design thinking là quá trình lặp đi lặp lại và phi tuyến tính
tùy theo từng trường hợp thì sẽ có từ 5 tới 7 giải đoạn khác nhau
Trong bài viết này tôi sẽ nói về 5 giai đoạn phổ biến nhất

5 giai đoạn của Design thinking


  • Đồng cảm: nghiên cứu người dùng nhu cầu

  • Xác định: hiểu & nêu được các vấn đề và nhu cầu đó

  • Ý tưởng: tạo ra các ý tưởng từ các vấn đề & nhu cầu

  • Prototype: tạo ra giải pháp

  • Thử nghiệm: kiểm tra giải pháp

Hãy tìm hiểu về từng giai đoạn


  1. Đồng cảm


Đây là bước bạn có cái nhìn sâu sắc về vấn đề và nhu cầu của họ

Ở giai đoạn này bạn sẽ tập trung vào nghiên cứu lấy người dùng làm trung tâm
bạn sẽ tiến hành các phương pháp nghiên cứu UX ví dụ như: phỏng vấn người dùng,
khảo sát,… cụ thể hơn hãy đọc bài viết này

Bước này bạn cần nắm được cơ bản các ý sau: Người dùng của mình là ai?
họ sui nghĩ như nào? và đặt được mình vào góc nhìn của họ.

cụ thể hơn về cách nghiên cứu tôi sẽ viết trong series Google UX Design


  1. Xác định



Đây là giai đoạn thứ 2 trong Design thinking, ở bước này bạn sẽ xác định vấn đề
và nhu cầu của người dùng dựa vào những thông tin mà bạn có từ quá trình đồng cảm.

có 2 bước chính đó là xác định vấn đề và tuyên bố vấn đề, xác định & tuyên bố phải
lấy người dùng làm trung tâm.

Ở giai đoạn này bạn và nhóm của bạn sẽ thu thập được nhiều ý tưởng tuyệt vời



  1. Lên ý tưởng



Sau khi Đồng cảm & xác định các vấn đề của người dùng chúng ta sẽ
đưa ra các ý tưởng để giải quyết các vấn đề đó

Cả nhóm sẽ có những góc nhìn khác nhau trong quá trình đưa ra ý tưởng
việc tổng hợp và phân loại chúng sẽ giúp chúng ta có cụm các ý tưởng tuyệt vời

từ đó đánh giá ý tưởng nào tốt và không tốt, để cuối cùng đưa ra các giải pháp
xoay quanh nhu cầu của người dùng


  1. Prototype



Đây là bước bạn và nhóm của bạn triển khai các ý tưởng đã có
thành một phiên bản rẻ tiền hơn ít công sức hơn, nhưng vẫn mô tả
được tính năng hay giải pháp cốt lỗi giải quyết được vấn đề như thế nào
để người dùng có thể tưởng tượng cách nó hoạt động.

Khi kết thúc giai đoạn này bạn & nhóm của bạn sẽ hiểu được
cách tính năng hay giải pháp vận hành từ đó nhận định được các
khó khăn & có các ý tưởng để chỉnh sửa


  1. Test



Đúng như cái tên chúng ta sẽ kiểm tra khả năng sử dụng của tính năng
hay giải pháp đó hoạt động như thế nào trong thực tế

Qua các bài test bạn và đội của bạn sẽ nắm được các vấn đề
củng như phương hướng để cải thiện thiết kế & tính năng đó.

Đó là cơ bản các bước mà chúng ta sẽ làm trong Design thinking
tuy khá đơn giản nhưng để thực hiện nó bạn sẽ phải nỗ lực khá
nhiều.

Sự phi tuyến tính của Design thinking

Quá trình thực hiện Design thinking sẽ không theo thứ tự 12345 như bạn nghĩ.
nó sẽ linh động thay đổi đề phù hợp với các tình huống thực tế.

ví dụ khi bạn tiến hành Test sẽ khám phá ra những góc nhìn khác về người dùng,
vì thế chúng ta có thể quay lại quá trình xác định hoặc đồng cảm…

Nhìn chung bạn cứ hiểu đơn giản là nó sẽ không nhất thiết phải theo thứ tự.

Kết luận

Design thinking là phương pháp hay và được áp dụng nhiều, nó củng được nhắc
tới nhiều trong phỏng vấn vậy nên bạn hãy lưu ý tới nó.

Design thinking là quá trình phi tuyến tính và lặp lại, hãy linh động khi áp dụng nó
để mang lại nhiều lợi ích nhất cho bạn và team.

Tôi sẽ viết kỹ hơn trong series Google UX design về cách mà chúng ta từng bước
thực hiện quá trình design thinking.

Chia sẻ lên mạng xã hội