Back

[Chương 2] Tư duy nhanh và chậm - Chú ý và nỗ lực

Chien Pham

Designer

Chien Pham

Designer

Chương 2: Chú ý và Nỗ lực

Trong cuộc sống hằng ngày hệ thống 2 luôn nghĩ mình chính là trung tâm
điều khiển mọi quyết định hay suy nghĩ, nhưng thực tế thì hệ thống 1 mới là
nơi làm những thứ đó. Vậy hệ thống 2 có thể làm những gì mà hệ thống 1
không thể làm được?

Chúng ta sẽ làm 1 ví dụ để sử dụng hết khả năng của hệ thống 2

Luật chơi như sau. Hãi viết 5 con số ngẫu nhiên ví dụ 45234 lên giấy
và lật úp nó lại, hãy viết 5 dãy số ngẫu nhiên như thế lên 5 tờ giấy.
sau đó bạn sẽ đếm nhịp 123 đếm đến 3, bạn sẽ lật 1 tờ giấy lên và đọc
to các 5 số đó, sau 1 nhịp 123 nữa hãy đọc 1 số mới bằng cách + 1
với 5 số trong tờ giấy ví dụ: 45234 => 56345.
bạn sẽ làm liên tục với nhịp 123 trong 10 lần để lật củng như đọc
các số và thực hiện phép +1, sau đó hãy tăng lên +3 để tăng độ khó.

Ở thí nghiệm trên cơ chế 2 sẽ hoạt động vì đây là sự tính toán.
vậy có gì thú vị ở đây.

ở những lần đầu làm phép +1 hay +3 bạn sẽ có đôi chút khó khăn
nhưng khi làm 1 thời gian hệ thống 2 sẽ quen dần và tiến hành chuyển
cho hệ thống 1, 1 số điều kiện ví dụ: khi nhịp đầu tiên bạn đếm 123 và chỉ phải
đọc to các số mà không cần +1, thì bạn sẽ tranh thủ tính luôn phép +1 hoặc 3
đề nhịp tiếp theo bạn sẽ có ngay kết quả.

điều thú vị là sau khi bạn đọc xong phép +1 thì những sự chuẩn bị trước đó
sẽ bị xoá ngay lập tức trong bộ nhớ ngắn hạn.

Và khi hệ thống 2 đang làm việc hết công suất thì sự chú ý sẽ bị giảm đi
hãy tìm hiểu thí nghiệm chú khỉ đột vô hình. Để biết thêm về sự chú ý của con người nhé

Có 1 điểm nữa, chúng ta sẽ tự đưa ra định mức cho hệ thống 2, ví dụ như phép
+1 sẽ có định mức nỗ lực thấp hơn phép +3

Vậy điều gì khiến 1 vài hành động lại tiêu tốn nhiều sự nỗ lực hơn các hành động khác?,
cái gì sinh ra khi chúng ta phải sử dụng sự chú ý tạm thời?, hệ thống 2 có thể làm được
những gì mà hệ thống 1 không thể làm được?

nỗ lực sinh ra khi chúng ta duy trì liên tục trong trí nhớ vài ý tưởng, mỗi ý tưởng lại
yêu cầu 1 hành động khác nhau hoặc phải kết hợp với nhau theo 1 cách nào đó

Ví dụ như

  • bạn phải nhớ lại những thứ cần mua trong buổi đi chợ

  • Phân tích các kết quả thú vị từ cuộc khảo sát

đây là những hành động mà chỉ hệ thống 2 có thể làm, hệ thống 1
không hề có khả năng này hệ thống 1 chỉ làm những thứ đơn giản như
tìm 1 người trong đám đông, hoặc nhận ra một người gọn gàng ngăn nắp
thì sẽ phù hợp với làm thủ thư

Khả năng của hệ thống 2 là tiếp nhận một loạt những nhiệm vụ
nó sẽ lập trình bộ nhớ để tuân thủ theo 1 chỉ dẫn nào đó.
cho phép bản thân vượt qua phản ứng theo thói quen.

Bây giờ bạn hãy đếm các chữ cái "D" xuất hiện tiếp theo.

Đây có thể là nhiệm vụ mà bạn chưa làm lần nào trước đây
nhưng ngay lập tức hệ thống 2 có thể làm quen và đưa ra
phản ứng phù hợp với yêu cầu trên bạn sẽ luôn đếm được
các chữ D một cách nhanh chóng.

Hãy thay đổi yêu cầu 1 chút bạn hãy đếm các dấu ","
xuất hiện phía dưới.

Hệ thống 2 đang làm quen với nhiệm vụ đếm chữ "D".
nhưng khi nhận nhiệm vụ mới là đếm dấu "," hệ thống 2
sẽ đem nhiệm vụ đếm dấu "," vào hàng chờ và mất một lúc
bạn mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.

=> Việc thay đổi nhiệm vụ sẽ làm cơ chế 2 gặp khó khăn
đòi hỏi nhiều sự nỗ lực hơn

Việc hệ thống 2 làm việc dưới áp lực thời gian củng đòi hỏi
nhiều sự nỗ lực hơn

Khi phải tiếp nhận nhiều thông tin chúng ta sẽ có xu hướng
chia nhỏ nhiệm vụ ra để tránh tình trạng quá tải trong hệ thống

youp chỉ vậy thôi.

Chia sẻ lên mạng xã hội